NHẬN SẢN XUẤT BULONG NEO MÓNG THEO BẢN VẼ HOẶC YÊU CẦU
Tại hội thảo góp ý dự thảo tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam do Cục Trồng trọt, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP HCM ngày 28-1, các ý kiến cho rằng rất nhiều hạn chế kéo dài trong thời gian qua đã làm gạo Việt Nam “có tiếng mà không có miếng” và chịu thiệt nhiều nhất là nông dân.
Tạo “gương mặt” mới
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho rằng hạt gạo đã mang về cho Việt Nam một lượng lớn ngoại tệ nhưng nội tại ngành lúa gạo có nhiều bất cập nên phải bố trí lại từ sản xuất đến tiêu thụ để tạo một “gương mặt mới” cho ngành. Cụ thể, theo ông ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD, bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng ở khâu đầu vào như giống, phân, nước... Tiếp theo là khâu chế biến gạo, việc tận dụng các phụ phẩm của lúa gạo rồi đến khâu hậu cần, vận chuyển làm sao vừa nhanh vừa rẻ.
Ông Bùi Bá Bổng - nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên gia cao cấp của FAO - cho rằng mục tiêu hàng đầu của tái cơ cấu lúa gạo là phải bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Tái cơ cấu ngành lúa gạo không phải chạy theo sản lượng lúa, lượng gạo xuất khẩu nữa mà đi sâu vào chất lượng, tăng thu nhập cho người trồng lúa.
Đi tìm “gương mặt mới” cho ngành lúa gạo Việt Nam không đơn thuần là thực hiện một đề án dựa trên ý chí của một bộ, ngành. Một số chuyên gia cho rằng đề án này cần trình lên Chính phủ để Thủ tướng phê duyệt thì mới có “sức mạnh” nhất định.
Bỏ cơ chế độc quyền
Ngay khi bắt đầu thảo luận, một số chuyên gia đã nhận định những vấn đề đặt ra trong dự thảo nghe thì hay nhưng làm thì khó vì vướng thể chế. TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương, cho rằng phải sớm bãi bỏ cơ chế độc quyền trong kinh doanh lúa gạo để tạo cho doanh nghiệp (DN) tính cạnh tranh. DN phải biết đi tìm ngóc ngách mà thị trường cần. Khi cơ chế này đã tạo thành chuỗi thì tự khắc nông dân và DN sẽ gắn kết chứ không phải “ép” họ gắn kết bằng cơ chế hành chính. “Nhà nước chỉ nên đóng vai trò là bệ đỡ khi chuỗi vận hành của thị trường bị “gãy” chứ không can thiệp quá sâu” - TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.
Một cán bộ từng giảng dạy ở Trường ĐH Nông Lâm TP HCM cho rằng trước mắt, Việt Nam cần tìm lời giải cho một số câu hỏi quan trọng: Tại sao chúng ta xuất khẩu gạo đã 18 năm nhưng vẫn thua Thái Lan? Tại sao giá trị gạo xuất khẩu còn thấp hơn gạo tiêu thụ nội địa? Tại sao có hơn 100 giống lúa nhưng khi xuất khẩu lại là gạo trộn cả 100 giống vào nhau? “Vấn đề vẫn là cơ chế và chúng ta phải mạnh dạn thay đổi. Nếu sửa mà cái máy cứ hư hoài thì ta nên thay cả động cơ chứ không chỉ thay bu-lông, ốc vít” - vị này ví von.
Tag xem thêm: bulong, bu lông, giá bu lông, giá bulong, bulong mong, bulong neo, thanh ren, ty ren, kẹp treo ty,
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG