hung_cuong.200
LIÊN HỆ MUA HÀNG
0915 484 986
TƯ VẤN SẢN PHẨM
0916 830 786

     NHẬN SẢN XUẤT BULONG NEO MÓNG THEO BẢN VẼ HOẶC YÊU CẦU

Nhìn lại ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam từ con ốc vít

Nỗi đau khi không làm được cả cục sạc, ốc vít, bulong mong, bulong neo,...

 

Tại Việt Nam, năm 2013 Samsung đã xuất khẩu điện thoại di động với kim ngạch 23,9 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Việt Nam đã trở thành một cứ điểm sản xuất công nghệ cao của thế giới khi cứ 400 triệu điện thoại di động của Samsung được bán ra trên toàn cầu thì có 120 triệu điện thoại được sản xuất tại Bắc Ninh. Cùng với nhà máy Samsung mới đi vào hoạt động, Việt Nam thực sự trở thành cứ điểm sản xuất của tập đoàn Samsung trên toàn cầu.

 

Tuy nhiên, đáng buồn là, tỷ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm của Samsung lại rất khiêm tốn. Trong số hơn 90 nhà cung cấp sản phẩm phụ trợ cho Samsung thì chỉ có 6,7 doanh nghiệp trong nước, trong đó chủ yếu cung ứng in ấn và bao bì.

 

Theo ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung nhận định, thực tế công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn tương đối lạc hậu. Ông cũng dẫn số liệu điều tra của JETRO ( Nhật Bản so sánh, số linh kiện, nguyên phụ liệu nội địa cung ứng cho sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan chiếm 50-60%, của Việt Nam chỉ chiếm 27,8% giá trị sản lượng công nghiệp. Do vậy giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam vẫn chỉ khiêm tốn ở con số từ 15 đến 30%.

 

Ông Shim Won Hwan cũng thẳng thắn: "Tôi nghĩ, không khó để nói rằng Samsung sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, dù Samsung có mở rộng quy mô đầu tư và mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam đến đâu thì vãn cần có những điều kiện làm tiền đề. Và một trong những tiền đề đó là phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực tương ứng".

 

GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE cho biết, trước đây Chính phủ có chủ trương hợp tác với Nhật Bản để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, tuy nhiên sau 14 năm triển khai vẫn chưa hình thành được 2 khu công nghiệp hỗ trợ, định hình sản phẩm vẫn còn mơ hồ. 

 

“Các doanh nghiệp FDI như Samsung, LC, Nokia, Canon và hàng loạt các doanh nghiệp khác đều đang tìm kiếm đối tác Việt Nam để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Các tập đoàn nước ngoài cũng sẵn sàng mở rộng chuỗi cung ứng nếu các doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện. Thế nhưng vấn đề là từ cái cục sạc, ốc vít…doanh nghiệp Việt cũng không đáp ứng được yêu cầu của họ. Đây là nỗi đau của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”, ông Mại nói.

 

Theo ông Mại, nguyên nhân của tình trạng này là do Việt Nam chưa có chiến lược đầu tư ưu tiên phát triển một vài loại công nghiệp hỗ trợ quốc gia để tạo ra sản lượng quy mô lớn; Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa tạo lập mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa tạo lập được các mô hình liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang để nâng cao năng lực cạnh tranh. 

 

Về hướng đi cho Việt Nam, ông Shim Won Hwan cho rằng, trong công cuộc phát triển doanh nghiệp phụ trợ, nếu chỉ có sự cố gắng của bản thân các doanh nghiệp mua hàng như Samsung, hay hỗ trợ của Chính phủ, và tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc thì chưa đủ. "Trước hết bản thân doanh nghiệp phụ trợ phải tự lực thì chúng ta mới có thể giành được lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty khác về chất lượng, giá thành và thời hạn giao hàng", ông Shim nói.

 

Tuy nhiên, các đại biểu đều cho rằng, trong thời gian gần đây có nhiều tín hiệu đáng mừng khi Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị nhiều phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp phụ trợ về mở rộng hỗ trợ thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa ra chính sách ưu đãi như: thuê đất và vay vốn đầu tư... Đây được cho rằng sẽ là đòn bẩy vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp phụ trợ.

 

"Bao nhiêu doanh nghiệp làm được công nghiệp phụ trợ cho Samsung? Hiện chưa doanh nghiệp nào làm được! Nhưng tôi tin chắc rằng trong vòng 6 tháng nữa, ít nhất có 15-20 doanh nghiệp biết cần phải làm gì để phù hợp với yêu cầu của Samsung và sẵn sàng bỏ hàng chục triệu USD ra để đầu tư", GS. Nguyễn Mại lạc quan. 

 

800 doanh nghiệp khó chen chân vào chuỗi cung ứng của Samsung

 

Tại cuộc hội thảo các doanh nghiệp Việt Nam cũng bày tỏ việc muốn hợp tác tham gia chuỗi cung ứng linh kiện cho Samsung. Tuy nhiên, khi đại diện phía Samsung giới thiệu 8 yêu cầu (về công nghệ, chất lượng, sự đáp ứng, giao hàng, giá cả, môi trường, tài chính, luật) và 13 mục cần tuân thủ đối với nhà cung cấp cho Samsung thì hầu hết các doanh nghiệp đều lắc đầu kêu khó.

 

"Chúng tôi cấm các cơ sở kinh doanh nhận hối lộ, nhận quà tặng dưới hình thức giải trí, tiết lộ các thông tin độc quyền. Đồng thời, trong 13 mục cần tuân thủ, các nhà cung ứng phải đảm bảo đúng 5 khoản mục bắt buộc về lao đồng/quyền con người và 8 mục bắt buộc về môi trường và an toàn. Tiêu chuẩn với nhà cung cấp mới đăng ký phải uy tín hơn so với nhà cung cấp cũ", phía Samsung cho biết.

 

Nói về các tiêu chí này, ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, theo thăm dò với hơn 800 doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam thì khó có doanh nghiệp nào có thể đáp ứng được các tiêu chí của Samsung. Trên bình diện chung, nếu chấm điểm thì cũng sẽ có doanh nghiệp được 5,6,7 điểm và đại đa số doanh nghiệp được dưới 5 điểm. 

 

Bà Nguyễn Thị Tuyển, đại diện Công ty TNHH Tabuchi Electric (Nhật Bản) cho rằng: Với 8 tiêu chí mà Samsung đưa ra, 99% doanh nghiệp Việt Nam không chen chân được vào chuỗi cung ứng cho Tập đoàn này. Ngay cả doanh nghiệp Nhật Bản như chúng tôi cũng chỉ đáp ứng được tối đa là 7 tiêu chí. Doanh nghiệp Việt sẽ khó đảm bảo các tiêu chí về chất lượng dù giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó, tiêu chí vốn cũng là một rào cản".

 

Ngoài việc cho rằng bản thân doanh nghiệp còn thiếu hụt về vốn, công nghệ, nhiều doanh nghiệp trong ngành cũng quan tâm tới những hỗ trợ từ phía Samsung và Chính phủ. "Nếu Samsung không có danh mục sản phẩm, cam kết hỗ trợ và Chính phủ không hỗ trợ về vốn, công nghệ thì chắc chắn không doanh nghiệp Việt Nam nào đáp ứng được tiêu chi sản xuất của Samsung", phía các doanh nghiệp cho biết.

 

Trao đổi với các doanh nghiệp, đại diện phía Samsung khẳng định, Samsung luôn tin tưởng rằng các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điểm ưu tú hơn so với các nhà cung ứng hiện nay của Samsung. "Giá cả là yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng và thời gian giao hàng cũng là những yếu tố mà chúng tôi quan tâm hàng đầu", đại diện Samsung nói. 

 

Trả lời câu hỏi về hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đại diện Samsung thẳng thắn, các doanh nghiệp cung ứng cần phải tự mình nỗ lực để sản xuất. "Phần lớn linh kiến chính trong điện thoại di động là do Samsung tự sản xuất với chi phí đầu tư rất lớn vì thế cũng rất khó để chuyển giao", vị này cho biết.

 

Về phía cơ quan quản lý, đại diện Bộ Công Thương cho biết, hiện Bộ Công thương đang xây dựng chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ thành chương trình quốc gia, theo đó sẽ hỗ trợ toàn diện cho các doanh nghiệp để đáp ứng các tiêu chí sản xuất. Đồng thời, sẽ có những hỗ trợ về vốn như đưa ra quỹ đầu tư công nghiệp phụ trợ 2.000 tỷ đồng. 

 

"Tuy nhiên, quan trọng vẫn là sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp, còn sự hỗ trợ của nhà nước chỉ được phần nào. Thực tế phải đánh giá trình độ năng lực của chúng ta đến đâu,  trở thành đại lý cấp 3-4 trước đã rồi dần dần đi lên, chứ ko đủ tiêu chí thì không thể làm đại lý cấp 1 ngay lập tức được", ông nói.

 

Theo Dantri.com.vn

Tag xem thêm: bulong, bu lông, giá bu lông, giá bulong, bulong mong, bulong neothanh renty ren, kẹp treo ty,

In bài viết
LỌC SẢN PHẨM
Dưới 100.000 VND
100.000-500.000 VND
500.000-1.000.000 VND
1.000.000-5.000.000 VND
Trên 5.000.000 VND
CÔNG TY TNHH CN PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG
Số 172, Pháp Vân, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội.
|Nhà máy 1: Đồng Trúc- Thạch Thất - Hà Nội | |Nhà Máy 2: KCN Ba Vì, Hà Nội|
02436.454.448 - 0915 484 986
|T2-CN||Sáng từ 8h-12h||Chiều từ 13h30-17h30|
cokhiphutro@gmail.com

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG