NHẬN SẢN XUẤT BULONG NEO MÓNG THEO BẢN VẼ HOẶC YÊU CẦU
Sau khi nghiên cứu tài liệu thì em thấy cách xác định khả năng chịu cắt, khả năng chịu ép mặt và khả năng chịu kéo của bu lông. Còn phần tính liên kết bu lông chịu momen và lực cắt thì momen ở đây gây ra lực tác dụng theo hướng vuông góc vơi bulong. Mà công trình của em là bulong neo hay bulong mong thì momen gây ra lại theo hướng dọc với bulong.
Theo em thì sau khi xác định tải trọng do gió tác dụng vào công trình ta tìm được momen tại chân cột. Sau đó em xác định nội lực tác dụng lên bu lông bằng cách lấy momen tại chân cột vừa tìm được chia đều cho các bu lông ở một phía của liên kết( ví dụ cột được liện kết gồm 4 bu lông thì chia cho một phía là 2 bu lông) với cánh tay đòn là khoảng cách từ bulong đến tâm của cây cột. Sau đó so sanh với khả năng chịu kéo của một bu lông.
trường hợp cột chịu mô men M và cắt Q:
- lực cắt Q bạn có thể chia đều cho số lượng bu lông, mỗi thằng chịu một phần.
- mô ment uốn: cái này khá phức tạp, tùy thuộc vào tiết diện cột, cách bố trí bulong, chiều dày bản mã chân cột, cách gia cường bản mã xung quanh vị trí bu lông,...
Trường hợp điển hình cột tiết diện chữ H chịu uốn trong mặt phẳng bụng: bạn phải tìm diện tích vùng nén lên bê tông chân cột, cân bằng với lực kéo trong bu lông, sau đó xác định cánh tay đòn rồi tìm mô men chống uốn. Phương pháp này cần phải giải phương trình bậc 3 để tìm diện tích vùng nén của bản đế lên móng bê tông.
Nếu bạn giả thiết cánh tay đòn là từ tâm cột đến hàng bu lông chịu nén thì giả thiết này thường thiên về an toàn, không tiết kiệm.
Cần chú ý đến chiều dày của bản mã nữa, nếu bản mã mỏng và không được gia cường hợp lý thì sẽ bị biến dạng nhiều, xuất hiện hiệu ứng cánh tay đòn của bê tông tác dụng lên bản mã -> làm tăng lực kéo trong bu lông...
Nói chung vấn đề không hề đơn giản, bạn nên đọc thêm tài liệu tham khảo nước ngoài để rõ hơn.
Sau khi xác định được lực cắt và kéo trong bulong thì kiểm tra theo điều kiện trong TCVN.
Về lý thuyết thì như bạn NBG nói và AISC cũng làm như vậy và tôi cũng theo AISC.
Theo TCVN: -Bu lông móng không chịu cắt
Theo TC 1 số nước khác: (ví dụ như Mỹ) thì bulong mong chịu cả lực cắt và lực kéo.
- Nếu bạn thang0407 làm theo AISC thì search design Guide 1 của AISC, giải phương trình bậc 3 và tìm ra nghiệm vị trí trục trung hòa.
- Nếu làm theo TCVN thì bạn làm theo cách của sách đồ án thép, đỡ phải tranh luận nhiều.
Cả 2 cách trên đều phải làm theo các công thức trong sách, khá dài, không thể nói tỉ mỉ được trên diễn đàn. Bạn nên tìm sách đọc rồi làm theo, bạn sẽ thấy được nhiều điều khác nữa.
Lâu rồi không động đến kết cấu thép.
Các bác trong diễn đàn cho em hỏi khoảng cách yêu cầu của bu lông trong bảng mã thép là bao nhiêu ấy nhỉ?
Thanks mọi người quan tâm.:)
Giúp chú Phở 1 tay nào! :D
Việc bố trí bulong phải đảm bảo các yêu cầu về truyền lực tốt, cấu tạo đơn giản và cả việc dễ chế tạo nữa! :D
1. Khoảng cách giữa trọng tâm của 2 bu lông hay đinh tán theo phương bất kỳ lấy như sau:
1.1. Nhỏ nhất
+ Bu lông: 2,5d
+ Đinh tán: 3d
1.2. Lớn nhất, trong các đường đinh ở biên khi không có thép góc viền đối với các cấu kiện chịu kéo và nén là 8d hay 12t
1.3. Lớn nhất, trong các đường đinh ở giữa và ở biên khi có thép góc viền:
+ CK chịu nén: 12d hay 18t
+ CK chịu kéo: 16d hay 24t
2. Khoảng cách từ trọng tâm bu lông hay đinh tán đến biên của cấu kiện
2.1. Nhỏ nhất dọc theo lực: 2d
2.2. Nhỏ nhất vuông góc với lực
+ Khi mép bản thép bị cắt: 1,5d
+ Khi mép bản thép được cán: 1,2d
2.3. Lớn nhất 4d hay 8t
2.4. Nhỏ nhất, đối với bu lông cường độ cao khi mép bất kỳ trong hướng bất kỳ 1,3d
Trong đó: d là đường kính lỗ bu lông và t là chiều dày bản mỏng nhất ở ngoài.
Tag xem thêm: bulong, bu lông, giá bu lông, giá bulong, bulong mong, bulong neo, thanh ren, ty ren, kẹp treo ty,
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG