NHẬN SẢN XUẤT BULONG NEO MÓNG THEO BẢN VẼ HOẶC YÊU CẦU
Tính toán bu lông neo chân cột tùy thuộc vào mô hình liên kết chân cột thép thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về khả năng làm việc thực của từng kết cấu, điều kiện thi công công trình cũng như đơn giản hóa quá trình thiết kế mà vẫn đảm bảo độ chính xác và độ an toàn tin cậy cho các công trình.
Bu lông neo chân cột có vai trò quan trọng trong xây dựng, đặc biệt trong xây dựng hệ thống nhà xưởng công nghiệp. Nhưng để lựa chọn được bu lông neo chân cột có tiêu chuẩn phù hợp và đảm bảo khả năng chịu lực thì cần có phương pháp tính toán thật chính xác.
Việc lắp đặt bu lông neo chính xác đảm bảo khoảng cách cột đúng với thiết kế sẽ giúp kết cấu hoạt động ổn định và an toàn. Chịu được các tải trọng trong quá trình sử dụng một cách tốt nhất
Tính toán bu lông neo chân cột dưới tác dụng của áp lực ngang do hỗn hợp bê tông tươi hoặc do áp lực ngang do rung lắc trong quá trình đổ bê tông, áp lực ngang do quá trình đầm chấn động của hỗn hợp bê tong lên hệ ván khuôn. Toàn bộ những hệ ván khuôn và các thanh nẹp sẽ truyền lên các thanh chống ống thép.
Với những thanh chống ống thép sẽ truyền lực lên đoạn dầm đỡ và cuối cùng các thanh cốt thép bu lông neo sẽ là chịu lực toàn bộ các lực tác dụng từ đoạn dầm đỡ lên chúng.
Cách chọn liên kết chân cột thép khi thiết kế công trình công nghiệp.Qua phân tích, kỹ sư thiết kế nên áp dụng tính toán bu lông neo chân cột mô hình liên kết phù hợp như sau:
– Nhà công nghiệp 1 hay nhiều nhịp có ít tầng: sẽ sử dụng chân cột liên kết khớp.
– Nhà thấp tầng, khung giằng: sử dụng liên kết với chân cột khớp
– Nhà nhiều tầng, nhiều nhịp: sử dụng chân cột liên kết ngầm.
– Nhà xe 1 cột, mái dạng dầm hẫng: sử dụng chân cột liên kết ngầm.
– Trụ đèn chiếu sáng, trụ cổng: sử dụng chân cột liên kết ngầm.
Nếu trong quá trình thiết kế có bất cứ sự nghi ngờ nào trong việc lựa chọn mô hình tính, các kĩ sư cần phải phân tích rõ sơ bộ sơ đồ nội lực của kết cấu. Tính toán được các chuyển vị có khả năng sẽ gây nguy hiểm để đưa ra những lựa chọn nhập bu lông neo đảm bảo yếu tố kĩ thuật và phải thật an toàn cho công trình.
Bu lông neo chân cột có đặc điểm như mỏ neo dạng chữ L, J, LA, JA… tăng khả năng neo và giữ cố định với bề mặt bê tông, cốt thép. Việc thi công lắp đặt bu lông neo chân cột đúng cách sẽ đảm bảo độ bền, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cho công trình. Qúa trình lắp đặt bu lông neo chân cột gồm 6 bước như sau:
Các thông tin mà Hùng Cường vừa chia sẻ trên hi vọng sẽ giúp ích cho việc tính toán bu lông neo chân cột một cách chính xác. Và cách thi công lắp đặt bu lông neo đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo sự ổn định và an toàn của công trình. Hãy liên hệ ngay với Hùng Cường để được nhân viên tư vấn kĩ thuật về bu lông neo chân cột và nhận được bảng báo giá tốt nhất về sản phẩm.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG