NHẬN SẢN XUẤT BULONG NEO MÓNG THEO BẢN VẼ HOẶC YÊU CẦU
Bu lông neo móng có hình dạng phổ biến là bu lông neo móng chữ L, bu lông neo móng chữ J, I, U...Những loại bu lông được gia công theo hình dáng này giúp phân tán lực đồng đều giữa các kết cấu với nhau, kết dính chặt chẽ với khối bê tông cốt thép. Tuy nhiên, làm thể nào để định vị được chính xác vị trí các bu lông theo đúng bản thiết kế là một việc yêu cầu sự tỉ mĩ và kỹ thuật rất cao.
Bu lông neo móng đã đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng đặc biệt là đối với việc xây dựng hệ thống nhà xưởng công nghiệp. Bu lông neo móng thường dùng là loại bu lông neo J, bu lông neo L, bu lông neo I, U.. Bu lông neo được hàn vào đúng vị trí trước khi đổ bê tông, chiều dài bu lông neo phải đảm bảo sự liên kết của bu lông với hệ bê tông móng là đủ lớn để tránh hiện tượng bu lông bị tuột liên kết trong quá trình làm việc. Số lượng và kích thước bu lông tùy vào nội lực chân cột và sơ đồ làm việc của hệ kết cấu.
Nói cách khác, phần móng cột sẽ chính là yếu tố quyết định chất lượng, tính bền vững của nhà thép tiền chế và một trong những thành phần quan trọng trong thành phần móng trụ chính là bu lông neo móng. Bu lông neo móng phải đảm bảo về khả năng chịu lực cũng như các yếu tố kỹ thuật: từ chiều dài, đường kính, quy cách, cấp bền đều được phải đảm bảo đúng theo yêu cầu của bản vẽ.
- Bước 1: Sau khi phần cốt thép cơ bản của móng được hình thành bu lông neo được luồng vào trong khối thép (đối với những giàn móng lớn yêu cầu bu lông cũng phải lớn thì cần phải sử dụng máy cẩu để nâng đỡ đưa các bu lông luồng vào khung thép.
- Bước 2: Khi các bu lông được đặt vào trong cùm thép thì dùng thước đo độ nghiêng để xác định bu lông vuông góc thẳng đứng với nền lót (với những công trình yêu cầu độ chính xác tuyệt đối thì sử dụng máy laser đo đạc điện tử). Tiếp theo dùng mối hàn để cố định chắc chắn chân bu lông với khung thép. Sau đó lắp đặt bản mã lên đầu bu lông cô định bằng các đai ốc. Bu long sau khi được định vị các đầu phải bằng nhau – sai số cho phép là +/-(0.05cm)
- Bước 3: Tiếp theo, khi đã cố định chắc chắn bu lông với cùm thép tiến hành đo đạc, lắp đặt cốp pha (cốp pha phải đảm bảo luôn chắc chắn, kín mít, không bị mất nước, xô lệch khỏi vị trí ban đầu khi đổ bê tông)
- Bước 4 : Cuối cùng là đổ bê tông vào cốt thép đã được cố định bởi bu lông và cốp pha (Bê tông phải đổ liên tục không được dừng lại cho đến khi lắp đầy cốt thép). Sau khi đổ xong phải bảo quản phần móng trong một khoảng thời gian quy định.
– Trước khi lắp đặt kết cấu thép, cần tiến hành khảo sát vị trí và cao độ của bu lông cho chính xác
– Các mốc cao độ phải được thiết lập sẵn dựa theo cao độ thiết kế yêu cầu
– Mọi thiết bị khảo sát phải được kiểm định chính xác.
– Cường độ bê tông móng nên đạt tối thiểu 70% cường độ thiết kế
– Bu lông neo móng phải được chống dịch chuyển vị trí theo phương ngang, phương dọc.
Sai lệch vị trí so với qui định | Sai số cho phép |
Sai lệch khoảng cách tim - tim của 2 bu lông trong 1 tổ bu lông | ≤ 5mm |
Sai lệch khoảng cách tim-tim của 2 tổ bu lông cạnh nhau | ≤10mmm |
Tích luỹ sai lệch khoảng cách từ tim 1 tổ bu lông đến đường tim trục công trình đi qua nhiều tổ bu lông | ≤20mm cho mỗi 30m, nhưng tổng cộng không quá 25mm |
Sai lệch khoảng cách từ tim 1 tổ bu lông đến đường tim trục công trình đi qua riêng tổ bu lông đó | ≤6mm |
Sai lệch cao độ giữa đỉnh các bu lông neo | ≤20mm |
Kết luận:
Những thông tin mà Hùng Cường vừa chia sẻ trên sẽ giúp ích cho quý khách thi công, định vị lắp đặt bu lông neo móng đúng kĩ thuật, an toàn và tránh được các sự cố hay xảy ra. Qúy khách muốn tư vấn kĩ thuật hay báo giá, đặt hàng bu lông neo móng, hãy liên hệ ngay với Hùng Cường để nhận sự phục vụ tốt nhất!
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG