NHẬN SẢN XUẤT BULONG NEO MÓNG THEO BẢN VẼ HOẶC YÊU CẦU
Thông thường để bảo vệ bề mặt cho bu lông, cũng như làm cho tuổi thọ bu lông được bền lâu hơn thì sau khi thực hiện các giai đoạn tiện ren, tạo hình thì bu lông neo móng sẽ đem đi xử lí bề mặt. Có nhiều phương pháp xử lí bề mặt nhưng phương pháp mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng là 2 phương pháp phổ biến nhất. Vậy lựa chọn phương pháp mạ kẽm nào để vừa tối ưu chi phí; vừa đảm bảo chất lượng công trình, dự án?
Bu lông mạ kẽm là bu lông sau khi gia công hoàn thiện các công đoạn, được tiến hành phủ lớp bề mặt kẽm bằng phương pháp điện phân, nhúng nóng. Lớp mạ kẽm được phủ bên ngoài có khả năng chống lại các yếu tố ăn mòn từ môi trường rất tốt, tuổi thọ của lớp mạ tùy theo môi trường sử dụng, có thể lên tới 50 năm nếu bảo dưỡng đúng cách, lưu ý độ dày càng cao, tuổi thọ càng cao.
+ Mạ kẽm điện phân: Đây là phương pháp tạo ra một lớp kết tủa kẽm (Zn) có độ dày 15- 25 micromet bên trên bề mặt kim loại; việc này có tác dụng chống ăn mòn, bảo vệ bề mặt kim loại và tăng tính dẫn điện cũng như độ cứng của kim loại.
+ Mạ kẽm nhúng nóng: Ở phương pháp này, kim loại cần nhúng nóng sẽ được đưa vào bể chứa kẽm (Zn) đang nóng chảy. Khi đó giữa dung dịch kẽm và kim loại cần mạ sẽ sinh ra phản ứng điện hóa, dần dần trên bề mặt kim loại được bám bởi 1 lớp kẽm dày khoảng 50 micromet.
Lớp phủ này đủ dày để giúp kim loại được mạ có thể chống ăn mòn, chống oxi hóa; khi chúng được sử dụng ở các môi trường khác nghiệt như gần biển, khí công nghiệp, …
- Độ dày lớp mạ: Độ dày lớp mạ thường từ 15 – 25 micromet.
- Thời gian mạ: Nếu chỉ tính công đoạn mạ kẽm thì chỉ cần 20 – 40 phút là đã hoàn tất.
- Điều kiện xảy ra phản ứng mạ kẽm: điện kết tủa trên kim loại cần mạ sẽ chỉ diễn ra khi nào điện thế ở kim loại dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng về phía âm một lượng đủ để khắc phục các trở lực.
- Đặc tính sản phẩm sau khi mạ: không ảnh hưởng đến tính chất và cấu tạo gốc của vật liệu; bu lông neo móng sau nhúng nóng có tính dẫn điện tốt hơn và độ cứng bề mặt cao hơn.
- Vị trí mạ: Mạ kẽm điện phân chỉ phần chạy ren hoặc toàn thân bu lông neo.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
- Dễ bị hấp thụ hydro trong quá trình mạ. Vì vậy đối với các sản phẩm có cấp bền 10.9 trở lên, cần trải qua quá trình banking để khử hydro trước khi đưa vào mạ điện.
- Lớp kẽm mạ bảo vệ bề mặt có độ dày chỉ đạt khoảng 5 – 25 micro met. Do đó, khả năng bảo vệ thấp hơn so với bu lông mạ kẽm nhúng nóng. Tuy nhiên, nếu phủ thêm một lớp sơn bên ngoài lớp kẽm độ bền cũng sẽ tăng thêm đáng kể.
- Độ dày lớp mạ: Lớp kẽm dày khoảng 45 – 120 micromet.
- Thời gian mạ: Tính từ khi nhúng và lấy sản phẩm khỏi bể mạ sẽ mất khoảng thời gian 8 – 15 phút.
- Điều kiện xảy ra phản ứng mạ: nhiệt độ dung dịch kẽm phù hợp là từ 440-450 độ C.
- Đặc tính sản phẩm sau khi mạ: Bề mặt bu lông móng được nhúng có sự đồng nhất về lớp mạ; ngay cả những chỗ có góc cạnh và lỗ hỏng; lớp mạ kẽm hình thành sau quá trình mạ kẽm có thể sẽ lấp đầy các bước ren, nên cần phải Taro lại.
- Vị trí mạ: Mạ kẽm nhúng nóng chỉ phần chạy ren hoặc toàn thân bu lông neo.
Ưu điểm
Nhược điểm: Bề mặt sần sùi, tính thẩm mỹ thấp, chi phí cao.
Kết luận:
Hy vọng khi đọc xong bài viết này, quý khách đã có thể có sự lựa chọn phương pháp xử lí bề mặt bu lông neo móng phù hợp nhất cho công trình của mình!
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG