NHẬN SẢN XUẤT BULONG NEO MÓNG THEO BẢN VẼ HOẶC YÊU CẦU
Căn cứ vào cấp bền bu lông người ta có thể dùng bảng tra cấp độ bền của bu lông để biết các thông số về giới hạn bền, giới hạn chảy của loại bu lông đó. Bu lông được làm chủ yếu từ thép cacbon, thép hợp kim. Hàm lượng cacbon trong thép càng cao thì độ bền của bu lông càng lớn.
Cấp bền bu lông là thông số thể hiện khả năng chịu lực của bu lông. Thông qua thông số cấp bền này chúng ta có thể biết được giới hạn bền và giới hạn chảy của bu lông từ đó có thể chọn được loại bu lông phù với với yêu cầu của mối ghép.
Bu lông thường được chế tạo theo tiêu chuẩn hệ mét hoặc hệ inch. Cấp bền bu lông hệ mét được ký hiệu cấp bền bằng số với một dấu chấm ngăn cách, còn theo hệ inch được ký hiệu bởi các dấu gạch ở đầu bu lông.
Cấp độ bền được ký hiệu bằng 2 chữ số. Chữ số đầu bằng 1/100 giới hạn bền kéo, N/mm2. Chữ số sau bằng 1/10 của tỷ số giữa giới hạn chảy và giới hạn bền kéo, %. Tích của hai số bằng 1/10 giới hạn chảy, N/mm2.
Ví dụ : cấp bền 4.6 của bu lông
Trên thế giới, bu lông chủ yếu chế tạo theo tiêu chuẩn hệ mét. Phần mũ bu lông được dập nổi 2 chữ và ngăn cách bằng dấu chấm thể hiện cấp bền.
+ Độ bền kéo 800 N / mm² (số đầu tiên x 100 = 8 × 100 = 800 N / mm² )
+ Giới hạn chảy hoặc cường độ chảy 640 N / mm² (số thứ nhất x số thứ hai nhân x 10 = 8 × 8 = 64 × 10 = 640 N / mm² )
Lưu ý: Số cấp bền bu lông hệ mét là số nguyên và đã được làm tròn nên nếu tính như trên sẽ được kết quả tương đối chính xác. Nếu muốn biết chính xác giá trị giới hạn chảy và giới hạn bền thì bạn cần phải tra bảng cấp bền bu lông hệ mét.
- Cấp độ bền của bu lông hệ inch kí hiệu bằng các vạch thẳng trên đầu bu lông. Số vạch sẽ cho ta biết bu lông thuộc cấp nào với giới hạn bền và giới hạn chảy tương ứng.
- Bu lông hệ inch có tất cả 17 cấp, nhưng thực tế sử dụng thường chỉ gặp 3 cấp phổ biến là 2, 5 và 8. Các cấp khác có thể gặp trong các ứng dụng đặc biệt.
- Bu lông hệ inch ứng dụng nhất định trong ngành hàng không hoặc tùy theo mục đích sử dụng đặc biệt mà chỉ định sử dụng loại bu lông này trong các bản vẽ kỹ thuật.
Cấp độ bền của bu lông còn mang nhiều ý nghĩa hơn việc thể hiện các trị số về giới hạn bền và giới hạn chảy của bu lông. Chính vì thế dựa vào cấp độ bền này, người sử dụng có thể tra ra được rất nhiều trị số khác nhau và nó được thể hiện rõ nhất trong bảng tra cấp độ bền của bu lông theo TCVN.
Bảng tra cấp bền bu lông trên chỉ áp dụng cho bu lông hệ mét theo tiêu chuẩn TCVN 2248- 77:
Tùy theo yêu cầu của bản vẽ kĩ thuật, các nhà thầu, khách hàng chọn lựa cấp bền bu lông phù hợp để đảm bảo khả năng chịu lực của bu lông và an toàn của cả công trình, vừa có thể tái sử dụng bu lông, hạn chế tiêu hao.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG